Nguồn vốn thiếu nhưng giá cổ phiếu trên sàn giảm mạnh khiến nhà đầu tư không mặn mà tham gia đấu giá.
Gần đây, số doanh nghiệp (DN) đăng ký đấu giá cổ phần (CP) trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã tăng nhiều so với đầu năm. Tuy nhiên, rất hiếm DN bán hết số CP đấu giá; ngược lại, có đơn vị phải hủy đấu giá vì không có nhà đầu tư nào tham gia.
Lèo tèo đấu giá
Từ đầu tháng 10-2010 đến nay, đã có hơn 10 DN đăng ký đấu giá CP trên HoSE. Trong đó, hầu như không DN nào thu hút được đông nhà đầu tư tham gia, chỉ 1-2 đơn vị bán hết được CP.
Tuần trước, Tổng Công ty Khí VN (PV Gas) đã đưa ra đấu giá hơn 95 triệu CP lần đầu ra công chúng (IPO). Dù chỉ bán hơn 60 triệu CP nhưng kết quả này cũng được xem là thành công. Giá khởi điểm 31.000 đồng/CP không phải là rẻ trong giai đoạn này nhưng vẫn hút được gần 1.900 tỉ đồng của thị trường qua đợt IPO này.
Tuy nhiên, cùng thời điểm, HoSE đã phải thông báo hủy IPO cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên vì đã hết hạn đăng ký tham gia đấu giá nhưng không có nhà đầu tư nào tham gia. Trước đó, một số DN cũng phải hủy vì lý do tương tự, như: Công ty CP Thương mại Satra Tiền Giang, Xí nghiệp In Sóc Trăng…
Ngoài ra, nhiều DN khác chỉ bán được một phần CP đem ra đấu giá với lèo tèo vài nhà đầu tư đăng ký mua. CP của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM chỉ có 2 nhà đầu tư đăng ký mua vỏn vẹn 1/4. CP của Công ty Đầu tư Xây dựng An Thịnh – Vinatex cũng chỉ có 3 nhà đầu tư đăng ký, còn số nhà đầu tư tham gia đấu giá CP của Công ty Cảng Mỹ Thới – An Giang cũng không quá con số 6…
Giá rẻ, ít người mua
Các chuyên gia cho rằng tham gia đấu giá CP của các DN gần đây chủ yếu là những nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức muốn đầu tư dài hạn, muốn tham gia HĐQT hay tăng CP tại các DN này. Thực tế, nhà đầu tư “lướt sóng” hầu như không quan tâm đấu giá CP.
Cổ phiếu trên sàn niêm yết hiện được nhiều người ví là rẻ còn hơn rau muống. Nhiều cổ phiếu blue-chips đã giảm sâu so với giá trị thực nhưng vẫn chưa hút dòng tiền dành cho thị trường. Theo Công ty CP Chứng khoán SJC, nhiều chính sách cũng như cơ chế hiện nay gần như tập trung vào kiềm chế lạm phát và ổn định tỉ giá mà chưa cho phép dòng tiền khơi thông vào chứng khoán nên dù cổ phiếu có rẻ nhưng nhà đầu tư vẫn không có tiền mua. Nếu có tiền, họ sẽ chọn cổ phiếu trên sàn vì muốn bán cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn cổ phiếu vừa đấu giá. Chưa kể, với những DN đã niêm yết, giá khởi điểm để đưa ra đấu giá không chênh lệch với giá trên sàn nhiều nên không thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Việc đấu giá CP trở nên chật vật vì nhà tư vấn cũng như DN đã dự đoán thị trường cuối năm nay sẽ sôi động, thuận lợi cho việc đấu giá. Thực trạng CP đấu giá bị “ế” trong thời điểm này cho thấy kết quả dự đoán thị trường của các DN cũng như đơn vị tư vấn đấu giá đã không chính xác.
Gần đây, số doanh nghiệp (DN) đăng ký đấu giá cổ phần (CP) trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã tăng nhiều so với đầu năm. Tuy nhiên, rất hiếm DN bán hết số CP đấu giá; ngược lại, có đơn vị phải hủy đấu giá vì không có nhà đầu tư nào tham gia.
Lèo tèo đấu giá
Từ đầu tháng 10-2010 đến nay, đã có hơn 10 DN đăng ký đấu giá CP trên HoSE. Trong đó, hầu như không DN nào thu hút được đông nhà đầu tư tham gia, chỉ 1-2 đơn vị bán hết được CP.
Tuần trước, Tổng Công ty Khí VN (PV Gas) đã đưa ra đấu giá hơn 95 triệu CP lần đầu ra công chúng (IPO). Dù chỉ bán hơn 60 triệu CP nhưng kết quả này cũng được xem là thành công. Giá khởi điểm 31.000 đồng/CP không phải là rẻ trong giai đoạn này nhưng vẫn hút được gần 1.900 tỉ đồng của thị trường qua đợt IPO này.
Tuy nhiên, cùng thời điểm, HoSE đã phải thông báo hủy IPO cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên vì đã hết hạn đăng ký tham gia đấu giá nhưng không có nhà đầu tư nào tham gia. Trước đó, một số DN cũng phải hủy vì lý do tương tự, như: Công ty CP Thương mại Satra Tiền Giang, Xí nghiệp In Sóc Trăng…
Ngoài ra, nhiều DN khác chỉ bán được một phần CP đem ra đấu giá với lèo tèo vài nhà đầu tư đăng ký mua. CP của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM chỉ có 2 nhà đầu tư đăng ký mua vỏn vẹn 1/4. CP của Công ty Đầu tư Xây dựng An Thịnh – Vinatex cũng chỉ có 3 nhà đầu tư đăng ký, còn số nhà đầu tư tham gia đấu giá CP của Công ty Cảng Mỹ Thới – An Giang cũng không quá con số 6…
Giá rẻ, ít người mua
Các chuyên gia cho rằng tham gia đấu giá CP của các DN gần đây chủ yếu là những nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức muốn đầu tư dài hạn, muốn tham gia HĐQT hay tăng CP tại các DN này. Thực tế, nhà đầu tư “lướt sóng” hầu như không quan tâm đấu giá CP.
Cổ phiếu trên sàn niêm yết hiện được nhiều người ví là rẻ còn hơn rau muống. Nhiều cổ phiếu blue-chips đã giảm sâu so với giá trị thực nhưng vẫn chưa hút dòng tiền dành cho thị trường. Theo Công ty CP Chứng khoán SJC, nhiều chính sách cũng như cơ chế hiện nay gần như tập trung vào kiềm chế lạm phát và ổn định tỉ giá mà chưa cho phép dòng tiền khơi thông vào chứng khoán nên dù cổ phiếu có rẻ nhưng nhà đầu tư vẫn không có tiền mua. Nếu có tiền, họ sẽ chọn cổ phiếu trên sàn vì muốn bán cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn cổ phiếu vừa đấu giá. Chưa kể, với những DN đã niêm yết, giá khởi điểm để đưa ra đấu giá không chênh lệch với giá trên sàn nhiều nên không thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Việc đấu giá CP trở nên chật vật vì nhà tư vấn cũng như DN đã dự đoán thị trường cuối năm nay sẽ sôi động, thuận lợi cho việc đấu giá. Thực trạng CP đấu giá bị “ế” trong thời điểm này cho thấy kết quả dự đoán thị trường của các DN cũng như đơn vị tư vấn đấu giá đã không chính xác.
Chật vật đấu giá cổ phần