Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã đẩy chứng khoán Mỹ có phiên mất điểm mạnh nhất kể từ ngày 2/7.


Phiên giao dịch đầu tuần, không có tin tức vĩ mô trong nước nào có tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng hàn thử biểu của nền kinh tế số một thế giới lại sụt giảm mạnh hơn cả tin xấu ập đến trước đó.


GDP của Nhật dù đã tăng trưởng trở lại nhưng không đáp ứng kỳ vọng khiến giới đầu tư lo ngại thị trường đã tăng quá “nóng” và không phản ánh đúng tăng trưởng thực của các nền kinh tế. Điều này khiến chứng khoán Mỹ nói riêng và chứng khoán toàn cầu nói chung đã có phiên giảm điểm trên diện rộng.


Giá dầu giảm mạnh, giá trái phiếu tăng cao và giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, đó là những gì cơ bản đã xảy ra tại thị trường tài chính lớn nhất thế giới ngày 17/8.

Phiên bản lề đánh dấu xu hướng giảm điểm?


Khi thị trường chứng khoán Mỹ bước vào ngày giao dịch, chứng khoán châu Á đã phải đối mặt với phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 5 tháng qua, chứng khoán châu Âu thì giảm hơn 2%.

Và điều bất thường đã xảy ra khi Dow Jones và S&P 500 đã giảm xấp xỉ 2% khi thị trường mở cửa. Áp lực bán quá mạnh đã khiến cả ba chỉ số liên tục giảm điểm, riêng chỉ số Nasdaq có lúc giảm 2,7% trong phiên buổi sáng.

Đến phiên buổi chiều, sự phục hồi cũng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn rồi các chỉ số lại tiếp tục giảm điểm và tạo nên phiên giao dịch tồi tệ nhất trong hơn 1 tháng qua.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường đã tăng điểm từ tháng 3/2009 đến nay và có vẻ như phiên giao dịch này sẽ là bản lề đánh dấu xu hướng giảm điểm đã bắt đầu. Thậm chí, khi trả lời kênh truyền hình CNBC, người sáng lập của Deighan Financial Advisors còn dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sẽ giảm từ 25 -50%.

Trong ngày 17/8, nhiều tờ báo lớn đã bắt đầu xuất hiện những bài bình luận về khả năng điều chỉnh của thị trường, hình tượng con gấu – thị trường đầu cơ giá xuống (Bear Market) cũng xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 5 tháng, qua những bức hình minh họa của không ít tờ báo.

Tính đến cuối tuần trước, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã phục hồi xấp xỉ 50% so với thời điểm xuống thấp nhất trong năm nay – được thiết lập ngày 9/3/2009.

Quan sát diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu tháng 7/2009 cho thấy, giới đầu tư ở Mỹ đang có xu hướng chốt lời trong ngắn hạn, hay nói cách khác thị trường chứng khoán không thể duy trì một đợt tăng điểm dài và mạnh mà luôn có sự đan xen giữa các phiên tăng giảm. Dù thị trường có 4 tuần tăng điểm liên tiếp nhưng thực tế cho thấy mức tăng điểm của mỗi tuần đều khá thấp.

Có thể thấy phiên đầu tuần, cổ phiếu được bán mạnh ở các lĩnh vực, nhưng mức giảm điểm mạnh nhất thuộc về khối tài chính khi giảm 4,3%, cổ phiếu ngành công nghiệp mất 2,9%, cổ phiếu Dow Jones khối xây dựng nhà hạ 3,3%.

28/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đồng loạt giảm, trong đó cổ phiếu Alcoa mất 6,48%, cổ phiếu Bank of America hạ 4,77%, cổ phiếu American Express trượt 4,19%.

Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,22 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch thành công đạt 1,95 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 17/8: chỉ số Dow Jones giảm 186,06 điểm, tương đương -2%, chốt ở mức 9.135,34.

Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 54,68 điểm, tương đương -2,75%, chốt ở mức 1.930,84.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 24,36 điểm, tương đương -2,43%, đóng cửa ở mức

979,73.

Chứng khoán châu Á sụt giảm bất thường

Ngày 17/8, chứng khoán châu Á đã giảm điểm mạnh nhất trong 5 tháng qua khi biên độ giảm trên 3% đã xuất hiện ở nhiều thị trường.

Trong nhiều tháng qua, những phiên tăng điểm đã giúp thị trường chứng khoán châu Á phục hồi mạnh mẽ. Tính đến cuối tuần trước, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đã phục hồi hơn 60% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm được thiết lập ngày 9/3/2009.

Còn so với cuối năm 2008, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 67%, chỉ số Nikkei 225 lên 19,6%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phục hồi 41,53%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 45,22%,…

Giới phân tích cho rằng, sự phục hồi của chứng khoán khu vực đã vượt quá tăng trưởng thực tế của các nền kinh tế. Và khi số liệu về kinh tế ở Nhật, Trung Quốc được công bố, giới đầu tư bắt đầu nhìn nhận lại mức độ kỳ vọng và diễn biến thực tế.

Phiên giảm điểm mạnh này đã cho thấy mức độ thất vọng của giới đầu tư, cổ phiếu bị bán tháo ở khắp các lĩnh vực và sự giảm điểm diễn ra đồng loạt, trên diện rộng ở các thị trường chứng khoán khu vực.

Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương phiên này giảm 3,1% xuống 110,64 điểm – mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2009.

Tại Nhật, số liệu thống kê do Văn phòng Nội các Nhật công bố ngày 17/8 cho thấy, GDP quý 2 của nước này đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm tới 11,7% trong quý 1. Nếu so với quý 1, GDP quý 2 của Nhật tăng trưởng 0,9%.

Mặc dù thông tin về tăng trưởng kinh tế khá tích cực, nhưng giới đầu tư lại phản ứng rất tiêu cực trên thị trường chứng khoán khi tăng mạnh bán cổ phiếu, đẩy chỉ số Nikkei 225 có ngày giảm điểm mạnh nhất trong vòng gần 5 tháng qua.

Cổ phiếu đã giảm điểm trên diện rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Thanh khoản của thị trường vẫn duy trì khá tốt khi có 1,97 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, thị trường có gần 6 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 328,72 điểm, tương đương -3,1%, chốt ở mức 10.268,61.

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 1,97%. Chỉ số VN-Index của Việt


Nam

hạ 1,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 3,62%. Chỉ số ASX của


Australia

mất 1,5%. Chỉ số Straits Times của


Singapore

hạ 3,25%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 2,79%. Chỉ số Shanghai Composite tụt giảm 5,8%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ giảm 4,07%.



Thị trường

Chỉ số

Phiên trước

Đóng cửa

Tăng / giảm (điểm)

Tăng / giảm (%)

Mỹ

Dow Jones

9.321,40

9,135.34



Down
186,06



Down
2,00

Nasdaq

1.985,52

1,930.84



Down
  54,68



Down
2,75

S&P 500

1.004,09

979.73



Down
  24,36



Down
2,43

Anh

FTSE 100

4.713,97

4,645.01



Down
  68,96



Down
1,46

Đức

DAX

5.309,11

5,201.61



Down
107,50



Down
2,02

Pháp

CAC 40

3.495,27

3,419.69



Down
  75,58



Down
2,16

Đài Loan



Taiwan

Weighted

7.069,51

6,931.80



Down
137,71



Down
1,95

Nhật

Nikkei 225

10.597,30

10.268,60



Down
328,72



Down
3,10

Hồng Kông

Hang Seng

20.893,33

20.137,70



Down
755,68



Down
3,62

Hàn Quốc

KOSPI Composite

1.591,41

1,547,06



Down
  44,35



Down
2,79



Singapore


Straits Times

2.631,51

2,545.98



Down
  85,53



Down
3,25

Trung Quốc

Shanghai Composite

3.046,97

2.870,63



Down
176,34



Down
5,79

Ấn Độ

BSE

15.411,60

14,784.92



Down
626,71



Down
4,07



Australia


ASX

4.465,10

4,398.10



Down
  67,00



Down
1,50

Việt


Nam


VN-Index

506,99

500,08



Down
   
6,91



Down
1,36


 

(Nguồn: Vneconomy)


Phố Wall giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu tháng 7
Call Now Button