Không có một đồng trái phiếu phiếu nào được bán ra là kết quả phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ  kỳ hạn 10 năm tổ chức ngày 29/5/2009. Đáng chú ý, đó là kết quả thường thấy của những phiến đấu giá trái phiếu gần đây.

Trong phiên đấu giá ngày 29/5 có 500 tỷ đồng trái phiếu đấu thầu theo hình thức kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.  Khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu.

Đã có 6 thành viên đăng ký tham gia và đặt mua khoản 444 tỷ đồng trái phiếu nhưng cuối cùng không ai thành công trong việc mua trái phiếu.

Nguyên nhân là do không đạt được kỳ vọng về lãi suất. Trong khi bên bán đặt lãi suất trần cao nhất chỉ 8,5% trong khi lãi suất kỳ vọng mà các bên mua yêu cầu thấp nhất là 9,25% và cao nhất lên đến 13,5%.

Tình trạng đấu thầu trái phiếu thất bại do không đạt được lãi suất mong muốn do bên bán đưa ra lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất đăng ký là nguyên nhân chính của các phiên đấu giá trái phiếu thất bại từ đầu năm đến nay.

Ngay trước phiên đấu giá này, phiên đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành do Công ty Đầu tư Phát triển được cao tốc Việt Nam phát hành ngày 27/5 cũng thất bại khi lãi suất trần chỉ là 8,8% nhưng lãi suất  đăng ký mua thấp nhất đã lên đến 9,7% và cao nhất là 10,5%. Đấu giá 2.000 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc Nhà nước ngày 19/5 có lãi suất trần 8,1% cho kỳ hạn 2 năm và 8,3% cho kỳ hạn 3 năm nhưng bên đặt mua lại đề nghị lãi suất từ 8,8 – 10%.

Từ đầu năm đến nay, Kho bạc nhà nước đã có 5 lần đấu thầu trái phiếu với khối lượng lớn nhưng đa số là thất bại, chỉ bán được khoảng 100 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách Xã hội 4 lần đấu thầu nhưng không bán được đồng nào, Ngân hàng Phát triển 3 lần đầu thầu cũng thất bại.

Hiện nay lãi suất trên thị trường tiền tệ đang tăng mạnh khiến khiến phần lớn ngân hàng tập trung vào thị trường tiền tệ hơn là đầu tư vào trái phiếu. Hơn thế, lãi suất trái phiếu lại được duy trì thấp khiến cho mức hấp dẫn càng giảm xuống.


Đấu giá trái phiếu Chính phủ liên tục thất bại
Call Now Button